Nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát vào ra tại doanh nghiệp, hiện nay nhiều thiết bị hiện đại ra đời. Máy chấm công kết hợp chức năng kiểm soát đóng mở cửa hiện đang tạo được sự chú ý và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì là một hệ thống tích hợp nên người dùng sẽ nhanh chóng gặp nhiều vấn đề trong quá trình tìm hiểu. Vì vậy, cùng Nhà An Toàn tìm hiểu giải pháp kiểm soát vào ra bằng máy chấm công qua bài viết sau đây nhé!
1. Máy chấm công kiểm soát cửa ra vào hoạt động như thế nào?
Máy chấm công kiểm soát ra vào hay máy chấm công kết hợp bộ Access control là giải pháp điện tử kỹ thuật số tích hợp. Hệ thống sử dụng máy chấm công với hình thức sinh trắc học vân tay, nhận diện khuôn mặt hay thẻ từ để điều khiển hệ thống kiểm soát ra vào cho doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ cung cấp các tính năng như cấp quyền cho phép truy cập, ra vào, thống kê, mở cửa hoặc báo động đột nhập,…
Khi nhận được yêu cầu truy cập, máy chấm công sẽ xác thực thông tin bằng cách đối chiếu thông tin đã được lưu trước đó. Sau đó, mới cấp quyền cho phép ra vào hoặc không.
2. Các phương thức xác thực truy cập
Các phương thức xác thực truy cập của hệ thống sẽ phụ thuộc vào cách thức hoạt động của máy chấm công. Cụ thể:
2.1. Xác thực bằng sinh trắc vân tay
Nhận diện bằng sinh trắc vân tay là một trong những phương thức xác thực phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Ưu điểm của phương thức này là dễ sử dụng, nhận diện nhanh, truyền tín hiệu tới bộ phận kiểm soát nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay thì vấn đề vệ sinh cộng đồng luôn được chú ý. Việc nhiều người cùng tiếp xúc và chạm trực tiếp vào một điểm duy nhất trên máy chấm công có thể làm gia tăng khả năng lan truyền bệnh.
Tham khảo ngay: Lợi ích của máy chấm công – Các loại máy chấm công phổ biến
2.2. Xác thực bằng sinh trắc khuôn mặt
Máy chấm công nhận diện khuôn mặt hiện là dòng sản phẩm hiện đại nhất trong tất cả các dòng máy chấm công. Đặc biệt khi kết hợp cùng các bộ khóa điện từ, đây sẽ trở thành hệ thống kiểm soát vào ra nhạy bén và chính xác.
Với ưu điểm nhận diện từ xa, không cần tiếp xúc trực tiếp cùng thời gian nhận diện và xác thực mở/ đóng cửa chỉ <0.2s, đây chắc chắn là thiết bị mang tới nhiều sự trải nghiệm tốt và mới mẻ cho doanh nghiệp.
2.3. Xác thực bằng thẻ từ
Hiện nay phương thức chấm công này dần hạn chế bởi tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nhân viên có thể chấm công hộ nhau, đặc biệt nếu thẻ từ rơi vào tay kẻ xấu thì công ty có thể bị xâm nhập khó lường trước. Đồng thời, đầu đọc thẻ dần bị hao mòn theo thời gian sẽ trở nên kém tin cậy, ít nhạy bén.
Xem ngay: Top máy chấm công kết hợp kiểm soát vào ra tốt nhất 2022
3. Cấu tạo của hệ thống máy chấm công kiểm soát vào ra
Vậy bộ máy chấm công kết hợp cửa kiểm soát vào ra bao gồm những thành phần mềm nào?
Máy chấm công: Thiết bị đầu tiên và quan trọng nhất là máy chấm công có thể là máy chấm công vân tay, máy chấm công nhận diện khuôn mặt,….
Khóa chốt cửa điện từ hoặc khóa nam châm điện: Bộ khóa chốt điện bao gồm khóa điện và các phụ kiện lắp đặt kèm.
Nút nhấn mở cửa: Hay còn được gọi là nút Exit được lắp ở lối đi ra cho phép người dùng ra khỏi cửa mà không cần phải thực hiện việc xác thực. Khi nhấn nút này, cảm biến chuyển động sẽ được bật lên và chốt cửa sẽ tự động mở. Khi không còn người ở khu vực cửa ra vào nữa, cảm biến chuyển động sẽ tự động hạ chốt cửa để khóa lại.
Nút nhấn khẩn cấp: Hay còn gọi là nút thoát hiểm cho phép người dùng ra khỏi cửa mà không cần phải phải xác minh cũng không cần phải nhấn nút Exit. Đây là một tính năng an toàn nhất định phải trang bị cho hệ thống cửa để phòng trường hợp mất điện hoặc có sự cố không may xảy ra.
Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo của hệ thống máy chấm công kết hợp kiểm soát vào ra phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về máy chấm công kiểm soát vào ra và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp mình. Hãy để lại bình luận bên dưới và chia sẻ tới bạn bè nếu bài viết này hữu ích với bạn nhé!